Thành lập công ty cổ phần ở Bình Dương

30/11/2016 - 186

anphuchung.vn

-

Giới thiệu quy trình đăng ký thành lập công ty cổ phần ở Bình Dương Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ: – Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ. – Phòng Đăng ký […]

Giới thiệu quy trình đăng ký thành lập công ty cổ phần ở Bình Dương

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

– Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.

– Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy biên nhận cho công dân, tổ chức.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

+ Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.

+ Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa phòng ĐKKD để trả cho công dân, doanh nghiệp.

Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:

+ Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa” phòng ĐKKD

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận “một cửa” phòng ĐKKD của Sở KH&ĐT:

Tầng 3, Nhà B10A – Khu đô thị Nam Trung Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Thành phần, số lượng hồ sơ

  1. a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
  2. Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp
  3. Điều lệ Công ty;
  4. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức
  5. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

– Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

– Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

  1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  2. Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường (đối với DN xã hội)
  3. Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo :
  4. Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc
  5. Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
  6. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp muốn đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp (theo quy định tại điều 33 Luật Doanh nghiệp) tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đề nghị nộp kèm hồ sơ đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Mẫu đơn, mẫu tờ khai

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục I-4 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
  2. Danh sách cổ đông sáng lập (theo mẫu tại Phụ lục I-7, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
  3. Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục I-8, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
  4. Danh sách người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục I-10, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)   ;
  5. Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường (theo Biểu mẫu tại 1, Thông tư số 04/2016/TT-BKHĐT ngày 17/05/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Thời hạn giải quyết

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức /cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

  1. a) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC và có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
  3. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…).

Kết quả giải quyết TTHC

Giấy chứng nhận đăng ký công ty cổ phần

Phí, lệ phí: 

Các yêu cầu khác trong giải quyết TTHC

Khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận phải mang các giấy tờ sau:

– Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.

– Trường hợp  không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo :

+ Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý liên quan của TTHC

1/ Các Luật:

– Luật Doanh nghiệp 2014;

– Luật Đầu tư năm 2014;

2/ Các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương:

– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp;

– Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;

– Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân; Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân

– Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp. Thông tư số 106/2013/TT-BTC ngày 09/8/2013 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 176/2012/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh;

– Thông tư số 20/2015 /TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư  hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

– Thông tư số 04/2016/TT-BKHĐT ngày 17/05/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp xã hội theo Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Luật Doanh nghiệp;

– Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.

– Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH 10/4/2007 về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

– Các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan khác.

 Tư vấn thành lập công ty tại Bình Dương

Thành lập công ty tại Dĩ An

Bài viết liên quan
Công ty hợp tác xã là gì? Ưu và nhược điểm

Công ty hợp tác xã là gì? Ưu và nhược điểm

Đăng vào ngày: 21/08/2024

Công ty hợp tác xã là gì? Ưu và nhược điểm Giới thiệu về công ty Đây là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó các thành viên cùng nhau góp vốn, góp sức để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu chung của […]

Xem thêm
Công ty Hợp danh là gì? Ưu và nhược điểm

Công ty Hợp danh là gì? Ưu và nhược điểm

Đăng vào ngày: 19/08/2024

Công ty Hợp danh là gì? Ưu và nhược điểm 1. Khái niệm Công ty Hợp danh là một loại hình doanh nghiệp phổ biến, đặc biệt trong các lĩnh vực như luật, kế toán và tư vấn. Đây là một hình thức kinh doanh mà hai hoặc nhiều người cùng nhau thành lập và […]

Xem thêm
Đặc điểm công ty Cổ Phần: Ưu và Nhược điểm

Đặc điểm công ty Cổ Phần: Ưu và Nhược điểm

Đăng vào ngày: 19/08/2024

Ưu và Nhược Điểm của Công Ty Cổ Thiệu Đặc điểm của công ty Cổ Phần Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Với cấu trúc tổ chức linh hoạt và khả năng huy động vốn mạnh mẽ, công ty cổ phần đã trở thành […]

Xem thêm
Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) có ưu nhược điểm gì?

Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) có ưu nhược điểm gì?

Đăng vào ngày: 16/08/2024

Ưu và nhược điểm của công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Giới thiệu Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Với nhiều ưu điểm nổi bật, loại hình này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và doanh […]

Xem thêm