Vốn điều lệ là gì? Quy định về vốn điều lệ công ty

01/12/2023 - 64

anphuchung.vn

-

Vốn điều lệ là gì? Quy định về vốn điều lệ công ty, doanh nghiệp Vốn điều lệ là gì? Vốn pháp định là gì? Chi tiết về quy định, thời hạn góp vốn điều lệ của công ty cổ phần, TNHH sẽ được An Phúc Hưng chia sẻ trong bài viết này. VỐN ĐIỀU […]

Vốn điều lệ là gì? Quy định về vốn điều lệ công ty, doanh nghiệp

Vốn điều lệ là gì? Vốn pháp định là gì? Chi tiết về quy định, thời hạn góp vốn điều lệ của công ty cổ phần, TNHH sẽ được An Phúc Hưng chia sẻ trong bài viết này.

VỐN ĐIỀU LỆ LÀ GÌ? VỐN PHÁP ĐỊNH LÀ GÌ?

  • Vốn điều lệ là tổng số vốn do chủ sở hữu, các thành viên hoặc cổ đông đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập doanh nghiệp và được ghi vào điều lệ công ty.
  • Vốn pháp định là số vốn tối thiểu doanh nghiệp phải có khi thành lập doanh nghiệp và chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định có yêu cầu về vốn. Ví dụ, muốn thành lập công ty kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe thì mức vốn pháp định tối thiểu là 600 tỷ đồng Việt Nam (Theo Điểm a, Khoản 2, Nghị định 73/2016/NĐ-CP)

Như vậy, hiểu đơn giản: Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là tổng số vốn do chủ sở hữu, các thành viên/cổ đông góp khi thành lập công ty. Tuy nhiên, vốn điều lệ luôn luôn phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.

VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN

Định nghĩa

  • Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán, là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp và được ghi vào Điều lệ công ty.
  • Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

3 cách tăng vốn điều lệ công ty cổ phần:

  • Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu.
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ.
  • Chào bán cổ phần ra công chúng.

Trường hợp giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

  • Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Công ty mua lại cổ phần đã bán theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo quyết định của công ty.
  • Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật này.

VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN

Vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

2 cách tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên:

  • Chủ sở hữu công ty góp thêm vốn.
  • Huy động thêm vốn góp của người khác. Tuy nhiên, nếu công ty tăng vốn điều lệ theo cách này thì bắt buộc phải chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc cổ phần.

2 trường hợp giảm vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên:

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật này.

VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty (Theo Khoản 1 Điều 47 luật Doanh nghiệp 2020).

2 cách tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Tăng vốn góp của thành viên.
  • Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

3 trường hợp giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này.
  • Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020.

THỜI HẠN GÓP VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY, DOANH NGHIỆP

Chủ sở hữu, thành viên/cổ đông sáng lập phải góp đủ số vốn/số cổ phần đã đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (căn cứ Điều 47, Điều 75, Điều 113 luật Doanh nghiệp 2020). Sau khi hết 90 ngày, nếu chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông vẫn chưa góp đủ vốn thì:

  • Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định.
  • Công ty cổ phần phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này đồng thời phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.

DOANH NGHIỆP NÊN ĐĂNG KÝ VỐN ĐIỀU LỆ CAO HAY THẤP?

Luật pháp Việt Nam không có quy định yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký mức vốn tối thiểu hay tối đa khi thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ một số ngành nghề đầu tư kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì mới được đăng ký ngành nghề đó. Sở Kế hoạch và Đầu tư hay Cơ quan quản lý thuế cũng không kiểm tra tiến độ góp vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Thực tế, thủ tục tăng vốn điều lệ thì dễ, nhưng thủ tục giảm vốn điều lệ thì không đơn giản. Vì vậy, tùy thuộc vào khả năng tài chính, quy mô sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng của mình.

Mức vốn điều lệ cao hay thấp chỉ liên quan tới mức lệ phí môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm, cụ thể:

  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: đóng 3.000.000 đồng/năm.
  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: đóng 2.000.000 đồng/năm.

VAI TRÒ CỦA VỐN ĐIỀU LỆ ĐỐI VỚI CÔNG TY, DOANH NGHIỆP

Ý nghĩa lớn nhất của vốn điều lệ chính là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Từ đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty.

Vốn điều lệ là một trong những cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. 

Trên đây là những thông tin rất hữu ích về vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin hoặc có nhu thay đổi vốn điều lệ công ty hãy liên hệ ngay cho Ngọc Thiên Anh theo hotline 0989.643.423 để được hỗ trợ.

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY

  1. Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định?

Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là tổng số vốn do chủ sở hữu, các thành viên/cổ đông góp khi thành lập công ty. Tuy nhiên, vốn điều lệ luôn luôn phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.

  1. Vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên là gì?

Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

  1. Vốn điều lệ công ty cổ phần là gì?

Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

  1. Thời hạn góp vốn điều lệ là bao lâu?

Chủ sở hữu/các thành viên/cổ đông công ty phải góp đủ số vốn đã đăng ký theo quy định của pháp luật trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có GPKD..

  1. Tăng vốn điều lệ công ty bằng cách nào?

Doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ công ty bằng các cách sau:

  • Huy động vốn từ chính chủ sở hữu, các thành viên hoặc cổ đông công ty.
  • Nhận thêm vốn góp từ thành viên/cổ đông mới.
  • Phát hành cổ phiếu ra công chúng đối với công ty cổ phần.
  1. Ý nghĩa của vốn điều lệ là gì?

Ý nghĩa lớn nhất của vốn điều lệ chính là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Từ đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TƯ VẤN DOANH NGHIỆP – KẾ TOÁN THUẾ AN PHÚC HƯNG

 Số 7, Đường số 1, Khu Phố Tân Phước, Phường Tân Bình, Thành Phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

 HOTLINE: 0908.506.303 – 0978.576.598

XEM THÊM:

>>>Thay đổi thành viên góp vốn trong công ty <<<

 

Bài viết liên quan
SO SÁNH CÔNG TY TNHH VÀ CÔNG TY CỔ PHẨN

SO SÁNH CÔNG TY TNHH VÀ CÔNG TY CỔ PHẨN

Đăng vào ngày: 15/12/2023

KHÁI NIỆM CÔNG TY TNHH –    Công ty TNHH là loại hình công ty trung gian giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn, nó vừa có những tính chất của một công ty đối nhân, là các thành viên quen biết nhau; việc góp vốn dễ dàng, đơn giản, việc thành lập, […]

Xem thêm
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Đăng vào ngày: 14/12/2023

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Sau đây An Phúc Hưng xin được chia sẻ quy định […]

Xem thêm
Quy trình làm giấy phép VSATTP

Quy trình làm giấy phép VSATTP

Đăng vào ngày: 11/12/2023

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Khái niệm về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy phép do cơ quan chức năng cấp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm sau khi kiểm tra và đánh giá […]

Xem thêm
Quy trình nộp thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan 2023

Quy trình nộp thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan 2023

Đăng vào ngày: 11/12/2023

Quy trình nộp thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan 2023 Căn cứ vào mã Hs Code của từng loại hàng để chúng ta biết xem hàng đó có phải chịu thuế nhập khẩu hay không? Và biết được thuế xuất nhập khẩu của mặt hàng đó là bao nhiêu? Dựa vào đó để […]

Xem thêm