Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Bình Dương

11/09/2019 - 360

anphuchung.vn

-

Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Bình Dương Công ty cổ phần là 1 trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Với nhu cầu ngày 1 nhiều yêu cầu tư vấn thành lập công ty cổ phần tại Bình Dương ngày càng nhiều. Tư vấn luật An Phúc […]

Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Bình Dương

Công ty cổ phần là 1 trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Với nhu cầu ngày 1 nhiều yêu cầu tư vấn thành lập công ty cổ phần tại Bình Dương ngày càng nhiều. Tư vấn luật An Phúc Hưng xin tư vấn hỗ trợ thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Bình Dương đầy đủ và chính xác nhất.

thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là một một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu, còn công ty trách nhiệm hữu hạn thì không có điều này (Chỉ có công ty cổ phần mới được giao dịch trên sàn chứng khoán, còn công ty trách nhiệm hữu hạn thì không có điều này). Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Bộ máy các công ty cổ phần được cơ cấu theo luật pháp và điều lệ công ty với nguyên tắc cơ cấu nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động có hiệu quả.

Công ty Cổ phần phải có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành. Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban Kiểm soát.

Ưu điểm và nhược điểm của công ty cổ phần

1. Ưu điểm:

– Dễ dàng huy động vốn thông qua việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu, không hạn chế số lượng cổ đông tham gia.

– Chịu trách nhiệm hữu hạn về khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số cổ phẩn đã mua.

– Chuyển nhượng dễ dàng trong nội bộ công ty mà không phải làm thủ tục thông báo tại Sở Kế hoạch và Đầu tư . Hiện tại, từ ngày 10/10/2018 việc thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập chỉ thực hiện còn 2 trường hợp: “trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua”. Như vậy, có thể thấy, theo quy định mới này khi các cổ đông sáng lập đã góp đủ vốn theo quy định thì sẽ được ghi nhận “mãi mãi” trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần với thông tin vốn góp ban đầu kể cả chuyển nhượng, tặng cho hoặc thừa kế. Đây là ưu nhưng cũng là nhược điểm khi việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập sẽ được ghi nhận trên hồ sơ nội bộ của công ty, tương tự đối với các cổ đông phổ thông trước đây. Điều này sẽ gây rủi ro hơn cho các cổ đông sáng lập vì sẽ cần phải lưu giữ các hồ sơ chuyển nhượng cổ phần của mình để miễn trừ trách nhiệm nếu có rủi ro xảy ra.

2. Nhược điểm

– Khó quản lý cổ đông tham gia vào công ty do việc tự do chuyển nhượng;

– Ngoài ra, đối với công ty cổ phần khi cổ đông muốn chuyển nhượng cổ phần thì khi thực hiện thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân sẽ áp dụng thuế suất là 0,1% kể cả khi chuyển nhượng không có lãi (áp dụng theo hình thức chuyển nhượng chứng khoán).

– Bộ máy quản lý có thể rất cồng kềnh gây khó trong việc đưa ra phương hướng kinh doanh kịp thời với biến đổi thị trường do việc không hạn chế số lượng cổ đông tối đa và tự do chuyển nhượng cổ phần. Mặt khác, trên thế giới việc thay đổi chủ sở hữu (thậm chí là ông chủ, đội ngũ quản lý) của công ty cổ phần (nhất là công ty niêm yết) có thể thường xuyên xảy ra do đặc điểm này của công ty cổ phần.

thủ tục thành lập công ty cổ phần

Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Bình Dương

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty cổ phần.

Hồ sơ bào gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

– Bản sao các giấy tờ sau Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

– Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư. Tên công ty (gồm có tên tiếng việt, tên tiếng anh và tên viết tắt (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lêm phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch đầu tư.

Trong Thời gian: 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ). Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký thành lập công ty cổ phần.

Bước 4: Công bố nội dung đăng ký Doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Bước 5: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. và Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây: Tên doanh nghiệp; Mã số doanh nghiệp.

Bước 6: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

tư vấn thành lập công ty tại thuận an bình dương

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Bình Dương

LIÊN HỆ ĐẾN AN PHÚC HƯNG ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HỖ TRỢ

HOTLINE: 0908.506.303 & 0978.576.598

Bài viết liên quan
Thay Đổi Trong Quy Trình Đăng Ký Doanh Nghiệp

Thay Đổi Trong Quy Trình Đăng Ký Doanh Nghiệp

Đăng vào ngày: 29/09/2024

Thay Đổi Trong Quy Trình Đăng Ký Doanh Nghiệp: Đơn Giản Hóa và Hiệu Quả Hơn Gần đây, các thông tư và nghị định mới về giấy phép, thủ tục và quy trình thành lập công ty đã được cập nhật. Những thay đổi này nhằm đơn giản hóa quy trình và giảm bớt thủ […]

Xem thêm
Tình Hình Đăng Ký Doanh Nghiệp Tại Việt Nam 2024

Tình Hình Đăng Ký Doanh Nghiệp Tại Việt Nam 2024

Đăng vào ngày: 29/09/2024

Tình Hình Đăng Ký Doanh Nghiệp Tại Việt Nam: Sự Phục Hồi Và Phát Triển Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tính đến ngày 27/9/2024, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong số lượng doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp quay trở lại hoạt […]

Xem thêm
Điều kiện vệ sinh cơ sở để xin giấy phép VSATTP

Điều kiện vệ sinh cơ sở để xin giấy phép VSATTP

Đăng vào ngày: 18/09/2024

Điều kiện vệ sinh cơ sở để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh […]

Xem thêm
Yêu Cầu Trang Thiết Bị Khi Xin Giấy Phép VSATTP

Yêu Cầu Trang Thiết Bị Khi Xin Giấy Phép VSATTP

Đăng vào ngày: 18/09/2024

Yêu Cầu Trang Thiết Bị Khi Xin Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Giới Thiệu Khi kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu. Để được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở […]

Xem thêm