THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ LÊN CÔNG TY

27/09/2022 - 164

anphuchung.vn

-

Bạn muốn chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể lên công ty nhưng thắc mắc không biết hồ sơ, thủ tục như thế nào? An Phúc Hưng sẽ giải đáp những thắc mắc cho bạn qua bài viết này. NỘI DUNG CẦN TÌM HIỂU HỘ KINH DOANH CÁ THỂ LÀ GÌ? HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ […]

Bạn muốn chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể lên công ty nhưng thắc mắc không biết hồ sơ, thủ tục như thế nào? An Phúc Hưng sẽ giải đáp những thắc mắc cho bạn qua bài viết này.

NỘI DUNG CẦN TÌM HIỂU

  • HỘ KINH DOANH CÁ THỂ LÀ GÌ? HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO
  • SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG TY PHÁP NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
  • THỦ TỤC CẦN LÀM KHI CHUYỂN ĐỔI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ LÊN CÔNG TY
  • LỢI ÍCH, HẠN CHẾ KHI CHUYỂN ĐỔI HỘ KINH DOANH LÊN CÔNG TY

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật doanh nghiệp năm 2020.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
  • Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG TY VÀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Thành lập công ty hay thành lập hộ kinh doanh cá thể chắc hẳn là nỗi băn khoăn của rất nhiều nhà khởi nghiệp khi bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình. Dù là công ty hay là hộ kinh doanh cá thể thì mỗi loại hình lại có những ưu, nhược điểm riêng. Hãy cùng An Phúc Hưng tìm hiểu rõ hơn về nội dung trên.

Quy định của pháp luật về công ty

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Luật doanh nghiệp 2020 cũng có quy định về những loại hình doanh nghiệp sau:

  • Công ty TNHH: Công ty TNHH bao gồm Công ty TNHH 1 thành viên do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu; và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tối thiểu từ 02 cá nhân hoặc tổ chức và tối đa là 50 cá nhân hoặc tổ chức làm thành viên. Thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Công ty cổ phần: là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức; số lượng tối thiểu là 03 cổ đông và không giới hạn số lượng tối đa. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Công ty hợp danh: là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 02 thành viên hợp danh (chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung), ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Quy định của pháp luật về hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ THÀNH DOANH NGHIỆP

Trình tự chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp như sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ:

Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  1. Bản chính giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  2. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký thuế;
  3. Điều lệ công ty;
  4. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  5. Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh) hoặc danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
  6. Trường hợp thành viên góp vốn thành lập công ty là tổ chức cần bổ sung: Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác của tổ chức;
  7. Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại theo diện theo pháp luật, của các thành viên, cổ đông;
  8. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện theo pháp luật không trực tiếp đi nộp hồ sơ);
  9. Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền.
  • Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ online tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
  • Thời gian giải quyết: Trong vòng 5-7 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Thời gian khắc mộc, dấu trong vòng 1 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

LƯU Ý KHI CHUYỂN ĐỔI TỪ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ lên công ty

Khi chuyển đổi thành công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần lưu ý các vấn đề liên quan đến thuế và nghĩa vụ thuế như sau:

Về mã số thuế

  • Doanh nghiệp sẽ được cấp mã số mới theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; 
  • Mã số thuế của hộ kinh doanh cũ sẽ chấm dứt hiệu lực (không còn giá trị khai thuế cho doanh nghiệp) và được tiếp tục sử dụng làm mã số thuế cá nhân của người đại diện hộ kinh doanh.

Về nghĩa vụ thuế

Trước khi chuyển đổi thành doanh nghiệp, hộ kinh doanh có phải hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế.

Nếu hộ kinh doanh không hoàn thành nghĩa vụ thuế thì:

  • Doanh nghiệp mới chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ từ hộ kinh doanh cũ (Bao gồm cả nợ thuế chưa thanh toán);
  • Trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, chủ hộ kinh doanh (người đại diện hộ kinh doanh) phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ chưa thanh toán của hộ kinh doanh.

LỢI ÍCH, HẠN CHẾ KHI CHUYỂN TỪ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ THÀNH DOANH NGHIỆP

Lợi ích khi chuyển từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Những lợi ích khi kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp:

  • Được hoạt động dưới tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, thuận tiện hơn trong các giao dịch dân sự, vay vốn ngân hàng;
  • Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ của công ty;
  • Tiếp cận được với các ưu đãi đầu tư từ nhà nước, Khi có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất doanh nghiệp có thể huy động được sự tham gia góp vốn của tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả cá nhân và tổ chức nước ngoài); dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay của ngân hàng, có cơ hội được mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao vị thế trên thương trường trong và có thể ngoài nước…
  • Đặc biệt doanh nghiệp có địa chỉ nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất… sẽ được ưu đã về rất nhiều loại thuế.

Đặc biệt khi hộ kinh doanh chuyển lên công ty, doanh nghiệp sẽ được An Phúc Hưng hỗ trợ tư vấn nhiệt tình:

  • Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
  • Được tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ soạn thảo miễn phí hồ sơ thành lập doanh nghiệp;
  • Được tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế;

Điều kiện để được hỗ trợ: Trước khi thành lập công ty, hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm dựa trên ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu.

Hạn chế khi chuyển từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Bên cạnh những lợi ích, vẫn còn những mối lo ngại lớn hơn khiến nhiều hộ kinh doanh mặc dù có doanh thu tốt vẫn không muốn chuyển sang kinh doanh theo mô hình công ty. Nguyên nhân mà nhiều hộ kinh doanh “ngại chuyển đổi” là vì:

  • Công ty phải đóng nhiều loại thuế với thuế suất cao hơn hộ kinh doanh như: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng hộ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động và các loại thuế khác như: Thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt…(nếu có phát sinh);
  • Sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp phải mở sổ sách kế toán, phải có kế toán kê khai báo cáo thuế hàng tháng/quý, phải mua chữ ký số, hóa đơn điện tử…;
  • Vấn đề tuyển dụng, sa thải lao động hoặc giải thể doanh nghiệp cũng phải theo đúng quy định;
  • Doanh nghiệp phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính phức tạp hơn so với hộ kinh doanh như bảo hiểm, lao động, phòng cháy chữa cháy (đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện)… và chính những thủ tục này sẽ làm gia tăng chi phí, gây khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Như vậy, tùy thuộc vào khả năng cũng như nhu cầu kinh doanh thực tế và căn cứ vào những lợi ích và hạn chế của từng loại hình mà bạn có thể lựa chọn cho mình một hình thức kinh doanh hợp lý. Nếu bạn cần tư vấn thêm về thủ tục thành lập công ty, thành lập hộ kinh doanh, hay chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vui lòng liên hệ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ AN PHÚC HƯNG để được tư vấn và hỗ trợ.

Bài viết liên quan
SO SÁNH CÔNG TY TNHH VÀ CÔNG TY CỔ PHẨN

SO SÁNH CÔNG TY TNHH VÀ CÔNG TY CỔ PHẨN

Đăng vào ngày: 15/12/2023

KHÁI NIỆM CÔNG TY TNHH –    Công ty TNHH là loại hình công ty trung gian giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn, nó vừa có những tính chất của một công ty đối nhân, là các thành viên quen biết nhau; việc góp vốn dễ dàng, đơn giản, việc thành lập, […]

Xem thêm
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Đăng vào ngày: 14/12/2023

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Sau đây An Phúc Hưng xin được chia sẻ quy định […]

Xem thêm
Quy trình làm giấy phép VSATTP

Quy trình làm giấy phép VSATTP

Đăng vào ngày: 11/12/2023

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Khái niệm về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy phép do cơ quan chức năng cấp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm sau khi kiểm tra và đánh giá […]

Xem thêm
Quy trình nộp thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan 2023

Quy trình nộp thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan 2023

Đăng vào ngày: 11/12/2023

Quy trình nộp thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan 2023 Căn cứ vào mã Hs Code của từng loại hàng để chúng ta biết xem hàng đó có phải chịu thuế nhập khẩu hay không? Và biết được thuế xuất nhập khẩu của mặt hàng đó là bao nhiêu? Dựa vào đó để […]

Xem thêm