Thành lập trường mầm non tư thục tại Bình Dương
anphuchung.vn
-Thành lập trường mầm non tư thục tại Bình Dương Dịch vụ đăng ký thành lập trường mầm non tư thục tại Bình Dương nhanh chóng giá rẻ Trường mầm non tư thục là loại hình giáo dục mầm non do tư nhân được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập và hoạt động […]
Thành lập trường mầm non tư thục tại Bình Dương
Dịch vụ đăng ký thành lập trường mầm non tư thục tại Bình Dương nhanh chóng giá rẻ
Trường mầm non tư thục là loại hình giáo dục mầm non do tư nhân được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập và hoạt động theo quy chế của Bộ giáo dục và Đào tạo và pháp luật , để thu hút số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo nhằm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1, góp phần cùng nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội. Thủ tục thành lập trường mầm non tư thục tại Bình Dương hiện nay đang rất được quan tâm. Ở bài viết này An Phúc Hưng sẽ tư vấn thành lập trường mầm non tư thục tại Bình Dương phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Điều kiện cấp phép thành lập trường mầm non tư thục tại Bình Dương.
1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đi học;
2. Có đủ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo tiêu chuẩn, cụ thể:
a. Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có)
b. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
– Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, khi được đề cử không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước.
– Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục và Hội đồng quản trị (nếu có) về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 (năm) năm.
– Đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục có Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng do Hội đồng quản trị đề cử và bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín với trên 50% số phiếu tán thành; được Đại hội đồng thành viên góp vốn thông qua và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận.
c. Tiêu chuẩn của giáo viên, nhân viên: Giáo viên trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục phải có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và sức khỏe theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non.
3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định, cụ thể:
a. Nhà trường, nhà trẻ tư thục phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Mục 1, Chương 4, Điều lệ trường mầm non và các yêu cầu cụ thể dưới đây:
– Nhà trường, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường, lớp; đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh trường học;
– Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ phải có tường bao ngăn cách với bên ngoài, có cổng đảm bảo an toàn cho trẻ em.
– Biển tên nhà trường, nhà trẻ tư thục được ghi bằng tiếng Việt gồm các nội dung sau: Tên của Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh – Tên phòng giáo dục và đào tạo; Tên riêng của nhà trường hoặc nhà trẻ theo quyết định cho phép thành lập; con dấu và giấy tờ giao dịch; Địa chỉ, số điện thoại, số quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ.
b. Yêu cầu chung về các công trình xây dựng
– Các công trình phải đảm bảo đúng quy cách về tiêu chuẩn thiết kế và các quy định về vệ sinh trường học hiện hành; xây dựng khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập với khối phục vụ;
– Bố trí công trình cần đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo độ tuổi; có lối thoát hiểm phòng khi có sự cố và trang bị đầy đủ phương tiện theo quy định về phòng cháy, chữa cháy;
– Đảm bảo điều kiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận và sử dụng thuận tiện.
c. Phòng sinh hoạt chung: Diện tích trung bình tối thiểu 1,5m2 cho một trẻ; đủ ánh sáng, thoáng; mát; nền nhà láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ; có các thiết bị tối thiểu sau: Bàn, ghế của trẻ đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp; Bàn, ghế, bảng cho giáo viên; Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu; Hệ thống đèn, quạt;
d. Phòng ngủ: Diện tích trung bình tối thiểu 1,2m2 cho một trẻ; đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; có một số đồ dùng tối thiểu sau: Gường, chiếu, chăn, gối, màn, quạt…
e. Phòng vệ sinh: Phòng vệ sinh: Đảm bảo 0,4 – 0,6m2 cho một trẻ; đối với trẻ mẫu giáo có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Phòng vệ sinh được xây dựng liền kề với phòng sinh hoạt chung, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát. Phòng vệ sinh có các thiết bị sau: Đối với trẻ mẫu giáo: vòi nước rửa tay; chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ em trai và trẻ em gái; vòi tắm; bể có nắp đậy hoặc bồn chứa nước.
f. Hiên chơi: Đảm bảo 0,5 – 0,7m2 cho một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1m; có lan can bao quanh cao 0,8-1m, sử dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai thanh không lớn hơn 0,1m.
g. Nhà bếp:
– Có khu sơ chế, chế biến, nấu ăn, chia thức ăn được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều;
– Nhà bếp phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: Có đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt; Có đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thực phẩm của trẻ em ăn bán trú theo quy định; Đảm bảo việc xử lý các chất thải đúng quy định và yêu cầu phòng chống cháy nổ.
h. Yêu cầu về thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu
– Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu theo danh mục, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Nếu các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu ngoài danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ em mầm non; không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu của Chính phủ;
– Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu được bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thường xuyên; có hệ thống sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định tại Điều 25 Điều lệ trường mầm non.
k. Sân vườn: Có sân chơi, đồ chơi ngoài trời và cây xanh.
Hồ sơ đăng ký thành lập trường mầm non tư thục
1. Bản sao công chứng Quyết định cho phép thành lập cơ sở mẫu giáo tư thục;
2. Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động (theo mẫu);
3. Báo cáo chi tiết về điều kiện tài chính, đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên (theo mẫu);
4. Danh sách kèm theo hồ sơ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại cơ sở bao gồm : Sơ yếu lý lịch; Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ hợp lệ; Hợp đồng làm việc của cơ sở với từng cá nhân; Giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị của cơ quan y tế cấp Huyện trở lên.
5. Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của cơ sở (theo mẫu);
6. Bản cam kết bảo đảm an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo mẫu);
7. Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
9. Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê cơ sở với thời hạn tối thiểu 05 năm.
Dịch vụ thành lập trường mầm non tư thục tại Bình Dương.
Nếu trong quá trình thành lập trường mầm non tư thục có gặp vấn đề trong quá trình thực hiện thủ tục. Bạn có thể liên hệ đến An Phúc Hưng để được tư vấn hỗ trợ thành lập trường mầm non tư thục tại Bình Dương chính xác và nhanh chóng nhất. Nhận tư vấn hỗ trợ thành lập trường mầm non tư thục tại Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, Tân Uyên,…..
Thông tin liên hệ. Hotline: 0908.506.303 & 0978.576.598
Email: anphuchung247@gmail.com
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 25/09/2024
Thời Gian Hiệu Lực Của Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Giới Thiệu Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng và an toàn của thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về thời gian hiệu lực của […]
Xem thêmĐăng vào ngày: 19/09/2024
Quy trình kiểm tra thực tế khi xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Giới thiệu Việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một bước quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm. Quy trình này không chỉ đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng […]
Xem thêmĐăng vào ngày: 18/09/2024
Điều kiện vệ sinh cơ sở để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh […]
Xem thêmĐăng vào ngày: 18/09/2024
Yêu Cầu Trang Thiết Bị Khi Xin Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Giới Thiệu Khi kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu. Để được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở […]
Xem thêm