SO SÁNH CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN VÀ TNHH 2 THÀNH VIÊN

05/12/2023 - 181

anphuchung.vn

-

KHÁI NIỆM CÔNG TY TNHH Công ty TNHH là loại hình công ty trung gian giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn, nó vừa có những tính chất của một công ty đối nhân, là các thành viên quen biết nhau; việc góp vốn dễ dàng, đơn giản, việc thành lập, quản […]

  1. KHÁI NIỆM CÔNG TY TNHH
  • Công ty TNHH là loại hình công ty trung gian giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn, nó vừa có những tính chất của một công ty đối nhân, là các thành viên quen biết nhau; việc góp vốn dễ dàng, đơn giản, việc thành lập, quản lý công ty đơn giản hơn Công ty cổ phần. Do đó, dễ làm người ta nhầm lẫn công ty TNHH với công ty đối nhân và vì vậy, phải phân biệt rõ ràng ngay từ khi đặt tên. Còn khi nói tới Công ty cổ phần thì đương nhiên ai cũng hiểu về chế độ TNHH của các cổ đông.
  • Công ty TNHH là loại hình công ty đối vốn (tuỳ quan niệm của người nghiên cứu cũng có người xếp công ty TNHH thuộc loại hình công ty đối nhân), trong đó các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã góp vào công ty.

    2. ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN VÀ TNHH 2 THÀNH VIÊN

  • Đều có tư cách pháp nhân
  • Đều chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của Công ty trong phạm vi vốn góp của mình (Khoản 1 Điều 38 và khoản 1 Điều 63)
  • Không được phép phát hành cổ phiếu
  • Được phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp
  • Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân, góp vốn vào Công ty và là chủ sở hữu của Công ty.
  • Quy chế pháp lí thành viên: Có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình cho người khác theo quy định tại điều 44 (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên) và điều 66 (đối với công ty TNHH một thành viên)
  • Vốn và chế độ tài chính: Thủ tục thành lập, giải thể và phá sản như nhau

3. PHÂN BIỆT CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN VÀ CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN

Tiêu chíCông ty TNHH một thành viênCông ty TNHH hai thành viên
Số lượng thành viên1 cá nhân hoặc tổ chức duy nhất bỏ vốn thành lập công tySố lượng thành viên tối thiểu là 2, tối đa là 50. Thành viên có thể vừa là tổ chức, vừa là cá nhân
Cơ cấu tổ chức– Công ty TNHH một thành viên là cá nhân thì có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.         
– Chủ sở hữu công ty phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty.– Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ mười một thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty
Hội đồng thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội  đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty
Vốn điều lệ công tyTheo quy định của pháp luật hiện hành, chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên không được giảm vốn điều lệ công ty. Trong trường hợp muốn tăng vốn điều lệ, bạn phải huy động góp vốn từ các tổ chức, cá nhân khác.Về vốn điều lệ, công ty TNHH 2 thành viên có quyền điều chỉnh bằng cách tăng mức góp vốn của các thành viên trong công ty, đồng thời tiếp nhận vốn của thành viên mới. Trách nhiệm của các thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên được áp dụng tương tự như với công ty TNHH 1 thành viên.
Trách nhiệm thành viên công tyChủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về

các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp

4. NHỮNG CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

4.1 Có cần chứng minh vốn điều lệ khi đăng ký thành lập công ty không ?

  • Khi làm thủ tục thành lập, công ty không cần chứng minh vốn điều lệ trong tài khoản ngân hàng với cơ quan chứng nhận đăng ký trừ các trường hợp có các ngành nghề có điều kiện cần vốn pháp định.
  • Việc đăng ký vốn điều lệ và việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức vốn điều lệ là vấn đề nội bộ của công ty. Công ty chỉ cần kinh doanh đúng luật và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ mình đăng ký khi xảy ra các vấn đề liên quan đế giải thể, phá sản thì cần đảm bảo nghĩa vụ với người lao động, đối tác, chủ nợ…

4.2 Vốn điều lệ ảnh hưởng gì đến các thủ tục sau khi thành lập công ty ?

  • Số vốn góp quyết định mức đóng thuế môn bài mà công ty phải nộp sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty cũng như một số thủ tục khác liên quan đến kế toán.

4.3 Các loại thuế cơ bản phải kê khai và đóng sau khi thành lập công ty?

  • Thuế môn bài nộp mức cố định theo vốn điều lệ đăng ký. (Công ty thành lập mới kể từ tháng 2/2020 được miễn thuế môn bài năm đầu tiên thành lập);
  • Thuế Giá trị gia tăng (nếu phát sinh);
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: thông thường 20% của lợi nhuận, chỉ phải đóng khi công ty có lãi).

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TƯ VẤN DOANH NGHIỆP – KẾ TOÁN THUẾ AN PHÚC HƯNG 

Số 7, Đường số 1, Khu Phố Tân Phước, Phường Tân Bình, Thành Phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương 

HOTLINE: 0908.506.303

Bài viết liên quan
Hộ Kinh Doanh Cá Thể Có Ưu và Nhược Điểm Gì?

Hộ Kinh Doanh Cá Thể Có Ưu và Nhược Điểm Gì?

Đăng vào ngày: 25/07/2024

Ưu và nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể 1. Giới thiệu về hộ kinh doanh cá thể Đây là một hình thức kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hình thức này mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có những hạn […]

Xem thêm
Lợi Ích Lập Hộ Kinh Doanh Là Gì? Tìm hiểu chi tiết

Lợi Ích Lập Hộ Kinh Doanh Là Gì? Tìm hiểu chi tiết

Đăng vào ngày: 25/07/2024

Lợi ích của việc thành lập hộ kinh doanh 1. Tự do kinh doanh và quản lý Một trong những lợi ích lập hộ kinh doanh lớn nhất là sự tự do trong việc kinh doanh và quản lý. Khi bạn thành lập hộ kinh doanh, bạn có quyền tự quyết định mọi vấn đề liên quan […]

Xem thêm
Quy Trình Thành Lập Hộ Kinh Doanh: Hướng Dẫn Chi Tiết

Quy Trình Thành Lập Hộ Kinh Doanh: Hướng Dẫn Chi Tiết

Đăng vào ngày: 23/07/2024

Hướng Dẫn Chi Tiết Về Quy Trình Thành Lập Hộ Kinh Doanh Giới Thiệu Việc thành lập hộ kinh doanh là một bước quan trọng đối với những ai muốn khởi nghiệp và phát triển kinh doanh nhỏ lẻ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về cách thành lập hộ kinh […]

Xem thêm
No Image

Cách Xây Dựng Thương Hiệu Cho Hộ Kinh Doanh Gia Đình

Đăng vào ngày: 23/07/2024

Cách Xây Dựng Thương Hiệu Cho Hộ Gia Đình Mới Bắt Đầu Kinh Doanh 1. Hiểu Rõ Về Thương Hiệu Thương hiệu không chỉ là logo hay tên gọi của doanh nghiệp. Nó là tổng hợp của tất cả những gì khách hàng cảm nhận về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Để bắt đầu, […]

Xem thêm